Enter your keyword

Featured Post

Ảnh windows nhiều sắc

Thursday, February 16, 2017

Cách ngừa chân vòng kiềng cho bé

By On 12:51 AM
Chắc hẳn ai làm cha mẹ cũng muốn sinh con mình ra là đẹp nhất, đặc biệt là các bé gái, nhất là ngoại hình, từ mái tóc đến đôi chân, khí sinh ra các bà mẹ chăm sóc con mình rất tốt từ bên trong thể chất lẫn bên ngoài.



Chỉ bằng một số cách đơn giản sau bạn có thể ngừa được chân vòng kiềng cho bé yêu, hãy tham khảo nhé!

1. Nhận biết chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng hay chân chữ O là tình trạng gối vẹo vào trong, khi trẻ đứng hai gối không sát được vào nhau. Chân vòng kiềng thường bị vẹo cả hai gối, xương đùi, xương chày. Khi đứng thẳng, khớp gối hai chân nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe ở giữa khoảng hoặc là khớp gối bình thường, nhưng cẳng chân cong vào trong hay có hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm.

2. Nguyên nhân trẻ đi chân vòng kiềng

Quan niệm dân gian cho rằng “bế cắp nách” quá sớm là nguyên nhân của trẻ đi chân vòng kiềng . Theo nghiên cứu trong thực tế, trẻ ở các vùng có lối sinh hoạt như được cha mẹ địu trên lưng, trẻ thường xuyên cưỡi ngặ hay lừa có tỷ lệ mắc tật chân vòng kiềng cao hơn.

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D chính là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng. Còi xương là một rối loạn phát triển xương do thiếu vitamin D và canxi. Trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như: đau cơ, cẳng chân cong, gan lách to…

Trẻ tập chững hay tập đi quá sớm, do xương cẳng chân của bé còn yếu, chưa thể đỡ được sức nặng của cơ thể, nhất là đối với những trẻ bụ bẫm hoặc béo phì. Bởi những trẻ này có cân nặng lớn, gây áp lực lên xương chân trong khi hệ cơ xương của trẻ chưa thực sự vững chắc. Tác động này kéo dài dẫn đến chân cong vẹo nhé các mẹ. Ngoài ra, một số trẻ có chân vòng kiềng còn di truyền từ cha mẹ

3. Phòng ngừa chân vòng kiềng

Trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con yêu, nhất là hàm lượng vitamin D, canxi dồi dào và dễ hấp thụ nhất, điều này rất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Vitamin D và canxi trong sữa mẹ giúp giúp trẻ hạn chế bệnh còi xương (còi xương là nguyên nhân chính gây nên vòng kiềng ở trẻ). Đến tuổi ăn dặm, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp lượng canxi và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho trẻ.

Nắn chân cho trẻ

Mẹ nên nắn chân cho bé một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân, làm như vậy sẽ giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. Khi nắn chân, lúc đó các bé luôn duỗi thẳng chân sẽ tạo thành thói quen, giúp hạn chế phần nào tật vòng kiềng ở bé. Bố mẹ nên nắn hướng vào trong, từ đùi xuống mắt cá chân. Và nên nắn chân hàng ngày, đều đặn, trong thời gian từ tháng thứ 6 đến 1 năm.

Không cho trẻ tập đi sớm

Bố mẹ lưu ý không nên cho bé ngồi xe tập đi và tập đi quá sớm. Đi sớm ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của chân do hệ xương của bé phát triển chưa hoàn thiện. Trọng lượng của cơ thể sẽ dồn ép xuống chân khiến chân của bé bị biến dạng (vòng kiềng). Ở mỗi bé sẽ có thời gian tập đứng, đi khác nhau, không nên nóng vội dạy bé biết đi quá sớm. Thời gian thích hợp để tập đi là lúc bé ngoài 9 tháng.

Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi

Khoáng chất chủ yếu là Canxi quyết định sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của hệ xương, răng của bé. Thiếu canxi bé sẽ dễ bị còi xương, loãng xương, biến dạng xương. Trong khi đó, vitamin D là chất giúp cho cơ thể bé có thể hấp thu canxi dễ dàng. Thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm việc hấp thu canxi, phốt pho giảm đi đáng kể và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại. Do đó, bạn cần lưu ý việc bổ sung hai chất quan trọng này vào bữa ăn hàng ngày của bé.

Tắm nắng cho trẻ

Hãy cho bé tắm nắng thường xuyên. Tắm nắng giúp cơ thể bé hấp thu một lượng lớn vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Khi bé có đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương (nguyên nhân hàng đầu gây chân vòng kiềng ở bé).

Bí quyết giúp bé hay ăn chóng lớn

By On 12:50 AM
Một nghich lý khá phổ biến đang tồn tại đó là tình trạng biếng ăn ở trẻ tỷ lệ thuận với sự phong phú và dồi dào của những nguồn thực phẩm dinh dưỡng sẵn có. Việc mong con trẻ “hay ăn chóng lớn” đang vô hình tạo nên một áp lực lớn đối với cha mẹ…


Phụ huynh không nên bắt trẻ ăn hết phần ăn mà bạn muốn, trẻ sẽ rất dễ ngán và cảm thấy việc ăn uống trở nên nặng nề. Hãy để cho trẻ ăn theo nhu cầu, khi trẻ không muốn ăn nữa bạn nên ngưng món ăn chính và cho trẻ ăn tráng miệng như vậy trẻ sẽ cảm thấy thật thoải mái khi mẹ cho ăn.
Tránh tuyệt đối việc khen thưởng khi trẻ chịu ăn loại thực phẩm mà bạn muốn vì bạn nghĩ đó là loại thức ăn tốt cho trẻ. Điều này gây ra tình trạng mất cân đối các loại thực phẩm và dễ gây ra tình trạng biếng ăn vì trẻ phải ăn một loại thức ăn không còn sức hấp dẫn với nó nữa.

3 nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc ăn uống của trẻ

1. Cha mẹ không nên quá áp đặt việc ăn uống của trẻ.
2. Chế biến thức ăn cho trẻ nên phong phú và bắt mắt.
3. Tạo không khí sinh hoạt gia đình vui vẻ và hòa đồng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn.

Nên cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng với bạn. Trẻ rất thích ăn những gì tự chế biến để khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, bạn nên cho trẻ giúp bạn một tay trong việc nấu nướng những món ăn đơn giản như làm bánh ngọt, nướng bánh mì, chế biến các loại nước ép trái cây…
Khuyến khích trẻ lớn ăn chung với gia đình. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho trẻ món trứng đúc thịt, chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho trẻ một khúc cá chiên hay một bát súp sườn hầm khoai tây, một chén canh rau dền cua đồng… bạn sẽ thấy là ít ra trẻ cũng muốn thử xem sao.
Khuyến khích trẻ ăn đủ các bữa trong ngày một cách điều độ, đặc biệt là bữa ăn sáng. Một số nghiên cứu cho thấy, những trẻ ăn sáng đều đặn có vóc dáng cân đối và thường mạnh khỏe hơn những trẻ hay bỏ lỡ bữa ăn sáng.
Nói cho trẻ biết về những lợi ích của việc ăn uống đầy đủ, đặc biệt là sự phát triển về thể lực và trí não của trẻ liên quan chặt chẽ với những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhận thức được điều này có thể giúp trẻ hào hứng hơn trong việc ăn uống của mình.
Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu trẻ có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bánh snack, một củ khoai… tưởng như không là gì nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
Trẻ ở độ tuổi đến trường, phụ huynh có thể thảo luận với nhà trường trong việc chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều chất xơ, nhiều rau xanh… đặc biệt là những món ăn mà trẻ thích tạo thuận lợi giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình tổ chức nhiều hoạt động thể lực vui nhộn và bổ ích như chơi đá bóng, đi bộ, chạy xe đạp… Hoạt động thể lực làm tiêu hao năng lượng dư thừa sẽ giúp trẻ mau đói bụng và cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Wednesday, February 15, 2017

Có trang web nào có mã giảm giá ?

By On 12:39 AM
Rất nhiều website về mã giảm giá được tung ra, mình thấy site này là có mã giảm giá tốt nhất, các bạn ghé qua nhé.
Mọi sản phẩm trên này đều được kiểm chứng và đã sử dụng tốt, đây cũng là website cập nhật nhanh nhất các mã giảm giá. Hãy bấm vào đây


Wednesday, February 8, 2017

Lại một thất bại nữa

By On 4:09 AM
Đăng ký mãi adsense sao vẫn thất bại nhỉ ? Google cập nhật nhiều thuật toán quá.


Sunday, February 5, 2017

Hinh anh cac ngoi sao the gioi

By On 12:09 AM







du lich sa pa

By On 12:08 AM





Sunday, January 29, 2017

Mứt vỏ cam

By On 8:39 AM
* Nguyên liệu:
Vỏ cam: 200g
Muối: 1/2 tsp
Đường: 200g
Nước: 100ml
Đường (làm lớp áo)
* Cách làm:
– Cam gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài (không lấy phần trắng), cắt sợi dài khoảng 3cm, để được 200g.
Photobucket
– Cho vỏ cam, nước xâm xấp, 1/2 tsp muối vào , đậy vung, luộc 15′, bỏ nước luộc. (Công đoạn này cho bớt đắng). Xối qua nước lạnh vỏ cam vừa luộc. Để ráo nước
Photobucket<
– Cho đường (200g), nước (100ml) đun sôi
Photobucket
Cho vỏ cam vào, thỉnh thoảng đảo đều đến khi vỏ cảm trong suốt. Nhớ mở vung. Rim khoảng 40′. (Thỉnh thoảng đảo đều cho khỏi cháy). (Giữa chừng có thể tắt bếp cho vỏ cam ngấm đường rồi rim tiếp). Nếu rim kỹ quá vỏ cam sẽ chuyển sang màu caramel, kết dính, cho nên chỉ rim đến khi vẫn còn nước đường thì tắt bếp.
Photobucket
– Lọc nước rim (có thể ăn kèm bánh mì, sữa chua…),
Photobucket
Trải vỏ cam ra rổ rộng cho khô (có thể hong khô bằng oven ở nhiệt độ thấp).
Photobucket
– Rắc đường áo lên mứt (mứt khô thì đường sẽ bám dính vẫn giữ màu trắng), nếu mứt chưa khô, đường sẽ bị chảy nước.
Photobucket
– Lại phơi khô thêm 5h nữa (càng khô bảo quản càng tốt)
Photobucket
– Bảo quản: cho lọ thủy tinh kín, cứ 1 lớp mứt, 1 lớp đường. Cho vào tủ lạnh. Khi dùng có thể ngâm rượu 1-2 tiếng cho mềm.
Photobucket
(Hình ảnh lấy từ internet vì xơi xong mới nhớ ra chưa chụp ảnh :D. Lý do là vì món này làm để phục vụ món bánh Colombier)

Popular