Enter your keyword

Featured Post

Ảnh windows nhiều sắc

Sunday, January 29, 2017

Mứt vỏ cam

By On 8:39 AM
* Nguyên liệu:
Vỏ cam: 200g
Muối: 1/2 tsp
Đường: 200g
Nước: 100ml
Đường (làm lớp áo)
* Cách làm:
– Cam gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài (không lấy phần trắng), cắt sợi dài khoảng 3cm, để được 200g.
Photobucket
– Cho vỏ cam, nước xâm xấp, 1/2 tsp muối vào , đậy vung, luộc 15′, bỏ nước luộc. (Công đoạn này cho bớt đắng). Xối qua nước lạnh vỏ cam vừa luộc. Để ráo nước
Photobucket<
– Cho đường (200g), nước (100ml) đun sôi
Photobucket
Cho vỏ cam vào, thỉnh thoảng đảo đều đến khi vỏ cảm trong suốt. Nhớ mở vung. Rim khoảng 40′. (Thỉnh thoảng đảo đều cho khỏi cháy). (Giữa chừng có thể tắt bếp cho vỏ cam ngấm đường rồi rim tiếp). Nếu rim kỹ quá vỏ cam sẽ chuyển sang màu caramel, kết dính, cho nên chỉ rim đến khi vẫn còn nước đường thì tắt bếp.
Photobucket
– Lọc nước rim (có thể ăn kèm bánh mì, sữa chua…),
Photobucket
Trải vỏ cam ra rổ rộng cho khô (có thể hong khô bằng oven ở nhiệt độ thấp).
Photobucket
– Rắc đường áo lên mứt (mứt khô thì đường sẽ bám dính vẫn giữ màu trắng), nếu mứt chưa khô, đường sẽ bị chảy nước.
Photobucket
– Lại phơi khô thêm 5h nữa (càng khô bảo quản càng tốt)
Photobucket
– Bảo quản: cho lọ thủy tinh kín, cứ 1 lớp mứt, 1 lớp đường. Cho vào tủ lạnh. Khi dùng có thể ngâm rượu 1-2 tiếng cho mềm.
Photobucket
(Hình ảnh lấy từ internet vì xơi xong mới nhớ ra chưa chụp ảnh :D. Lý do là vì món này làm để phục vụ món bánh Colombier)

Chè chuối nướng

By On 8:39 AM
Món này làm vào 1 ngày giữa đông mà giờ mới có thời gian ngồi post.
Chuối thì rẻ lại giàu dinh dưỡng, ăn tươi mãi cũng chán. Nhớ ngày xưa đi học về qua hàng bán chè chuối nướng, mùi thơm phức, béo ngậy của nước cốt dừa làm mình thèm quá mà không dám ăn vì tiếc tiền…hihi. Hồi đấy đã nghĩ sau này nhất định sẽ khám phá món này.
Chuối bóc vỏ, ngâm nước muối khoảng 5-10 phút rồi vớt ra dùng khăn giấy thấm khô.
Gạo nếp nấu thành cơm nát, hơi nhão tí, trải ra giấy chống dính, dàn mỏng.
Đặt quả chuối lên trên lớp cơm nếp, rồi cuốn lại.
Lò nướng làm nóng sẵn 200 độ C, cho vào nướng đến khi lớp cơm nếp vàng giòn (thỉnh thoảng đảo đều quả chuối cho cơm vàng đều).
Bột báng ngâm nước cho mềm khoảng 20′, luộc chín, cho vào chậu nước lạnh, rồi vớt ra để ráo.
Nước cốt dừa đun sôi với đường (vừa miệng), thêm bột báng vào.
Photobucket
Chuối cắt khoanh nhỏ cho vào bát.
Múc nước cốt dừa vào.
Trên rắc thêm ít lạc rang vàng, đập hơi nát xíu.
Món này ăn nóng mới ngon.

Bánh mỳ Pháp

By On 8:38 AM
Photobucket
Nguyên liệu: cho 1 ổ dài và 2 ổ ngắn
A:
– Bột mì dai: 330g
– Bột mì thường: 80g
– Đường: 5g
– Muối: 8g
– Dry Yeast: 8g
B:
– Nước chanh: 6ml
– Nước ấm (30 độ): 220-260ml
Cách làm:
– Cho A và men vào âu trộn, thêm B, trộn đều.
– Nhào bột kỹ khoảng 15′ rồi vo tròn.
– Cho vào âu đã quét 1 lớp dầu hoặc bơ chống dính, ủ khoảng 1 tiếng đến khi bột nở gấp đôi (ấn ngón tay bột không co lại là được).
– Lấy bột ra khỏi âu, chia bột thành 3 phần: 1 phần cho ổ bánh mì dài (khoảng 390g) và 2 phần cho ổ ngắn (khoảng 140g mỗi phần).
– Ấn nhẹ mỗi phần bột cho thoát bọt khí, vo tròn, phủ giấy wrap hoặc khăn ẩm để bột nghỉ khoảng 20′.
– Với ổ bánh mì dài: lấy phần bột ra, kéo dài thành hình trụ khoảng 20cm, phần bột úp xuống dưới khi để bột nghỉ thì giờ lật ngược lên trên. Dùng cán bột cán thành hình oval dài 30cm. Gấp làm 3 phần (như gấp thư), dán kín mép gấp, kéo dài bột ra.
– Với ổ bánh mì ngắn hơn: cán bột thành hình oval dài 15cm, cũng gấp làm 3 phần. Vê bột thành hình thuôn dài.
– Đặt bột lên khay nướng (mép gấp ở dưới) -> giai đoạn này định hình bánh luôn nên đặt bánh lên khay cố định, không di chuyển sau khi ủ lần 2.
– Ủ bánh lần 2 khoảng 30′ đến 1 tiếng.
– Lò làm nóng 200 độ C, trong thời gian làm nóng lò thì phủ kín bánh bằng giấy wrap cho bánh không bị khô.
Rạch bánh: dùng dao lam nghiêng 1 góc 45 độ, với bánh mì ngắn thì chỉ cần 1 đường, bánh mì dài thì 3-4 đường.
Nướng 35-40 phút.

Bánh Sinh nhật

By On 8:38 AM
Sinh Nhật từ tháng 12 nhưng giờ mới post bài :)).
Cốt bánh gato Hồng Kong nhân kem tươi.
Chocolate đun chảy rồi phủ đều lên bánh.
Sau đó thì mang ra trang trí cũng bằng kem tươi.
Trang trí rất đơn giản và nhanh gọn với đui tròn nhỏ để tạo chùm nho và đui lá để bắt lá 😀
Sản phẩm đây:
Photobucket
Photobucket

Sunday, January 15, 2017

Tâm thư đẫm nước mắt gây chấn động của 1 du học sinh VN tại Mỹ sau khi Donald Trump đắc cử TT

By On 11:58 PM
Thật không ngờ khi ông Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ, lại có nhiều hệ quả khủng khiếp đến vậy. Chỉ có những người đang sống tại Mỹ, đang chứng kiến và trải qua những gì diễn ra ở đất nước này mới mô tả chính xác nhất tình hình tại Mỹ lúc này.



Tâm thư đẫm nước mắt gây chấn động của 1 du học sinh VN tại Mỹ sau khi Donald Trump đắc cử TT


Dưới đây là toàn bộ tâm thư của một du học sinh nickname Siêu Nguyễn tại Mỹ:

-----------
Gửi những người bạn ở Việt Nam,

Mong các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải qua những hệ quả của cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.

Đầu tiên, mình mong các bạn hiểu và đồng cảm với nỗi lo sợ của cộng đồng du học sinh. Trong 48 giờ vừa rồi, mình đọc được những dòng status nói rằng chúng mình đang phản ứng thái quá. Mình thực lòng mong các bạn hãy rút lại những lời nói đó, vì đây không phải là một trò đùa. Rất nhiều người Mỹ đang sống trong sợ hãi và nước mắt. Những người da màu, phụ nữ, người thuộc cộng đồng LGBTQ+, người khuyết tật đang phải đối mặt với nguy cơ bị kỳ thị, bị áp bức bởi một ** chỉ ưu tiên những người da trắng, người giàu và nam giới. Em trai một người bạn của mình ở Texas đã bị lũ bạn cùng lớp sỉ nhục vì em là người đa đen sáng hôm nay.

Trong một câu chuyện được share rất nhiều trên Facebook, chị Kathy Mirah Tu, một người Mỹ gốc Việt tại Minnesota, đã bị một tên đàn ông da trắng tóm lấy cổ tay và hét vào mặt rằng “Go back to Asia!” Một lá cờ lục sắc, biểu tượng của cộng đồng LGBTQ+ đã bị đốt cháy tại thành phố Rochester, New York. Những dòng chữ, “Hôn nhân đồng giới phải bị bác bỏ. Bọn gay hãy chết hết dưới địa ngục đi” được dán lên một chiếc ô tô tại North Carolina. Các bạn hãy hiểu rằng, rất nhiều người đang khóc, nhiều gia đình đang run sợ, rằng nỗi đau từ những lời xúc phạm, từ bạo lực là những nỗi đau có thật, và chúng đang diễn ra ngày một nhiều hơn.

Làm ơn đừng nói vì chúng mình chỉ là du học sinh Việt Nam, chúng mình không nên khóc than cho các bạn Mỹ hay bình luận về chính trị Mỹ. Dù không phải công dân Mỹ, nhưng với màu da vàng của người châu Á, chúng mình hoàn toàn có thể bị những người Mỹ trắng sỉ nhục, bắt nạt, quát vào mặt đuổi về nước. Với những ai muốn ở lại kiếm công ăn việc làm, họ đang lo lắng vì Trump nói sẽ không cấp visa H1B nữa. Và kể cả những chính sách của Trump không ảnh hưởng nhiều tới du học sinh đi chăng nữa, chẳng lẽ chúng mình không được lo lắng cho những người bạn Mỹ, cho gia đình của họ, trước những khó khăn mà họ sắp gặp phải sao?

Trong hai ngày qua, rất nhiều bạn bè của mình đã khóc. Những nhà báo mình làm việc cùng tại ABC cũng khóc. Cha mẹ của họ khóc trên điện thoại vì sợ hãi, gọi điện cho họ lúc 2h sáng để đảm bảo họ không bị bắn khi những kẻ bạo lực da trắng vùng lên. Với tư cách cơ bản nhất là một con người, mình có quyền lo lắng cho họ, vì YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CHƯA BAO GIỜ CẦN PHẢI ĐẾN TỪ LỢI ÍCH CÁ NHÂN.

Thứ ba, làm ơn đừng nói rằng “Kết quả đã rồi. Đừng khóc nữa, chấp nhận sự thật thôi.” Bạn có thể là người mạnh mẽ, nhưng những người khác thì không. Bạn có thể không bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử, nhưng nhiều người khác thì có. Những người phụ nữ sợ hãi vì vị Tổng thổng của họ là một tên hiếp dâm. Cộng đồng LGBTQ+ sợ hãi vì Phó Tổng thống Mike Pence tin rằng người đồng tính có thể “biến trở lại” thành người dị tính. Họ được quyền buồn, được quyền khóc, vì quyền bình đẳng, tự do của họ đang bị đe doạ.

Mình chưa bao giờ an ủi người khác bằng câu, “Đừng khóc nữa,” vì trong thời khắc hoảng loạn, bộc lộ những cảm xúc tự nhiên là một cách để chúng ta cân bằng. Hơn nữa, khi cuộc sống của họ bị đe doạ, họ được quyền không bằng lòng với kết quả bầu cử và tiếp tục đấu tranh. Thầy giáo của mình đang chuẩn bị một cuộc biểu tình ôn hoà ngày 20/1/2017 tại thủ đô Washington, D.C. ngay trong lễ nhậm chức của Trump. Ông cũng giúp tổ chức một cuộc biểu tình tại Los Angeles cùng thời điểm. Đêm ngày hôm qua, biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại San Francisco, New York, Chicago, Los Angeles, Philadelphia, Boston, Portland, Washington, D.C., một sự nổi dậy toàn quốc mà thầy bảo rằng chưa từng thấy trong suốt 30 năm qua. Đừng bảo người khác bỏ cuộc, chấp nhận, mà hãy động viên họ tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống của mình.

Thứ tư, làm ơn đừng nói rằng Trump phù hợp làm Tổng thống vì ông ta giàu. Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trong trường lớp, trên báo đài, chúng mình chỉ nói nhiều về “kinh tế,” chỉ nghĩ về việc kiếm tiền chứ không quan tâm nhiều lắm tới quyền con người. Những điều ấy có thể khiến bạn nghĩ kinh tế là tất cả, nhưng không! Có tiền, có công ăn việc làm là tốt, nhưng cách đối nhân xử thế mới làm nên giá trị con người.

Tâm thư đẫm nước mắt gây chấn động của 1 du học sinh VN tại Mỹ sau khi Donald Trump đắc cử TT

Trump có thể giàu, có thể tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, nhưng ông ta đi lên bằng cách chà đạp người khác xuống, bằng cách bóc lột người lao động, xúc phạm phụ nữ, thì chẳng có gì đáng tự hào. Hơn nữa, bạn cũng là người châu Á như chúng mình thôi. Ở Việt Nam, bạn có thể nói bạn ủng hộ Trump, okay, vì bạn sống trong một xã hội toàn người châu Á và không trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nếu bạn sống ở Mỹ, bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân của những kỳ thị, bóc lột ấy thôi, thì tới lúc ấy bạn mới thấu hiểu những gì những người tại đây đang chịu đựng.

Thứ năm, làm ơn đừng nói “Chưa gì đã kêu, phải đợi xem ông ta làm gì rồi mới đánh giá.” Việc Trump ban hành những chính sách nào trên tư cách Tổng thống là một chuyện, nhưng chiến thắng của Trump còn có một ý nghĩa biểu tượng lớn hơn. Những người da trắng, những người giàu, nam giới từ giờ sẽ nghĩ rằng việc xúc phạm và ức hiếp người khác là chuyện bình thường. Họ sẽ lấy chiến thắng của Trump ngày 9/11 làm động lực để tiếp tục bắt nạt những người yếu thế. Chúng mình không lo lắng và sợ hãi vì Trump, mà vì những người sống ngay cạnh mình sẽ ứng xử, hành động như Trump. Và điều đó đã bắt đầu diễn ra rồi, chứ không cần phải đợi tới tận ngày 20/1.

Cuối cùng, làm ơn đừng nói đây chỉ là một câu chuyện chính trị, rằng những người phản đối Trump chẳng qua vì họ bị “tẩy não” bởi những giáo lý của Đảng Dân Chủ, của chủ nghĩa liberalism. Người ta ghét Trump không phải vì hắn là ứng viên của Đảng Cộng Hoà, mà vì hắn là một người tồi tệ, dù là đảng viên bên nào chăng nữa.

Ai cũng có quyền được đối xử bình đẳng, quyền được sống tự do, được theo đuổi những ước mơ chính đáng của họ. Đây là một thứ cơ bản, mình tin rằng các bạn phải công nhận, và Trump thì giẫm đạp hoàn toàn lên những giá trị ấy. Mình là một người có giáo dục, có tìm hiểu, có nền tảng kiến thức đủ để hiểu rằng chính Đảng Dân Chủ cũng có nhiều chính sách không tốt, vì thế việc phản đối Trump không hề đến từ một quan điểm chính trị nào cả. Nó đến từ nhận thức phổ thông, từ common sense của một người tử tế.

Mình đã viết khá nhiều chữ “Đừng" trong những đoạn trên, vì mình cảm thấy nhiều status của các bạn ở Việt Nam trong hai ngày vừa qua khá vô cảm. Các bạn ở Việt Nam, các bạn chỉ theo dõi cuộc bầu cử trên báo đài. Các bạn không thật sự “sống” trong sự kinh hoàng mà cuộc bầu cử này mang lại. Các bạn không tiếp xúc trực tiếp với những người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bạn đùa rằng chúng mình sắp phải về nước.

Những con chữ các bạn viết có thể vô tình làm tổn thương những du học sinh ở bên này, những người đang thật sự sợ hãi, hoặc chứng kiến bạn bè của họ sợ hãi. Đang học tập dang dở, làm sao chúng mình về nước đây? Kể cả học xong và về nước, làm sao chúng mình cam lòng nhìn những người bạn Mỹ bị xúc phạm, bị đàn áp? Chạy trốn là một giải pháp, nhưng nó không làm vấn đề biến đi đâu cả. Mình viết những dòng này để mong các bạn nghĩ lại, và một cách vô cùng khiêm tốn, khuyến khích các bạn làm những điều sau:

Một, hãy hỏi thăm những người bạn của mình đang du học ở Mỹ. Thay vì viết status, hãy gửi tin nhắn tới ai đó, hỏi người đó có ổn không, có an toàn không. Bạn bè của mình rất nhiều người đang sống trong vùng biểu tình, không đến lớp được. Có những người sợ sự phân biệt chủng tộc sẽ trỗi dậy, khiến họ không dám ra khỏi nhà. Hôm nay, một người bạn của mình ở Vassar đã ôm mình rất chặt trước khi vào lớp, nói rằng, “I read what you wrote, and just want to tell you how much I love you.” Những lời nói đó thật sự rất ấm áp và đáng trân trọng trong thời khắc hỗn loạn thế này.

Hai, hãy lắng nghe du học sinh chúng mình bộc lộ cảm xúc, hãy đọc những trải nghiệm chúng mình chia sẻ. Thay vì cố gắng dùng lý thuyết và phán đoán để phân tích chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ, tại sao bạn không trực tiếp lắng nghe từ chính những người đang sinh sống ở đây? Du học sinh chúng mình rất nhiều người vẫn chưa khỏi sốc và bàng hoàng. Tất cả những gì chúng mình cần ngay bây giờ là được lắng nghe, được chia sẻ với các bạn ở nhà, chứ không phải đọc những bài viết phân tích trống rỗng và tỏ ra rằng mình thông minh.

Mình nói vậy không có nghĩa bảo các bạn “không thông minh,” nhưng trong thời điểm nhạy cảm, hãy tình nguyện trở thành “nhân vật phụ” để lắng nghe câu chuyện của người khác, hãy tình nguyện không nói gì một vài ngày để trở thành chỗ dựa đáng tin cho những người các bạn yêu thương.

Và vì mình tin rằng các bạn thông minh và rất hiểu biết, nên điều thứ ba, thay vì làm chính trị gia trên Facebook, hãy trở thành một chính trị gia thật sự. Hãy suy nghĩ cách làm thế nào để đất nước mình tốt hơn, để người dân mình sẽ không bị áp bức, không bị kỳ thị, để người dân mình được sống bình đẳng, để phụ nữ được tôn trọng, để cộng đồng LGBTQ+ được quyền theo đuổi hạnh phúc riêng, để người Việt Nam không bao giờ phải khóc lóc và run sợ như những người Mỹ bây giờ.

Mình viết status này không phải để chỉ trích các bạn. Những suy nghĩ, những lời nói của các bạn ĐỀU RẤT ĐÁNG TRÂN TRỌNG, nhưng ngay lúc này, du học sinh tại Mỹ mới là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, nên thay vì cố gắng phân tích, giải thích tại sao Trump thắng, hay phản đối quan điểm của ai đó, các bạn nên dành thời gian để hỏi thăm, để quan tâm tới những người đang phải tận mắt chứng kiến hệ quả của cuộc bầu cử này.

Ai cũng muốn trở thành ngôi sao trên mạng xã hội, ừ, nhưng hãy đợi một thời gian, đợi nỗi đau tạm lắng xuống, rồi viết gì thì viết. Còn lúc này, hãy dành thời gian để YÊU THƯƠNG người khác, vì tình yêu thương là hoàn toàn miễn phí và là vũ khí mạnh nhất để chiến thắng những áp bức và hận thù.

Chảy máu cam bệnh viên thường gặp ở trẻ em nhỏ

By On 11:57 PM
Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ em được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị. Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh viên lý.



Chảy máu cam bệnh viên thường gặp ở trẻ em nhỏ
Chảy máu cam thường gặp ở trẻ em nhỏ

Nóng trong người

Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ em.

Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.

Nguyên nhân sinh lý: thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

Có phải là bệnh viên lý?

Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ em có bệnh viên lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học.

Theo BS Duy Long khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1, có rất nhiều trường hợp nhất là bé trai hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ em mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ em nhỏ. Cần phải được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Nguyên nhân bệnh viên lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ em, hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ em càng cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu.

Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng - một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.

Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ em có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh viên này là nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Không ít bệnh viên nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh viên nhân sẽ càng cao.

Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ.

Vì vậy, khi thấy trẻ em nhất là các bé trai có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn.

Chảy máu cam bệnh viên thường gặp ở trẻ em nhỏ
Chảy máu cam ở trẻ em, nhỏ thường làm người lớn lo lắng

Xử lý khi chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, trẻ em thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ em quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ em trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá.

Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ em vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.

Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ em để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

Tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng ngừa

By On 11:57 PM
Tiêu chảy là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu cha mẹ biết giữ vệ sinh cho bé thì nguy cơ mắc tiêu chảy sẽ được hạn chế.



Tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng ngừa

Triệu chứng

Khi trẻ bị tiêu chảy thường đi tiêu nhiều, phân lỏng, đôi khi phân lổn nhổn, có nhầy, máu, mùi hôi, tanh khác thường và phân có thể có màu xanh. Trẻ thường quấy khóc vì bụng bị trướng và đầy hơi, hậu môn bị rát. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt, nôn ói...

Nguyên nhân

Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song phần lớn là do trẻ nhiễm virút; nhiễm khuẩn; nhiễm ký sinh trùng; sử dụng thuốc kháng sinh (diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột); dị ứng thức ăn...

Hậu quả

Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt, nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Ngoài ra, tiêu chảy còn gây cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa

- Tiêu chảy do trẻ ăn một hay nhiều loại thức ăn mới, do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ. Cách phòng ngừa là, nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn mới để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Nếu để thức ăn ở môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trẻ ăn vào sẽ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Vì thế, tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.

Tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng ngừa

- Tăng cường chất lượng bữa ăn nhiều đạm và giàu năng lượng cho trẻ. Ăn nhiều có thể làm trẻ đi tiêu nhiều hơn, trẻ sẽ mau hồi phục và tăng cường kháng thể.

- Chú ý bổ sung thực phẩm giàu probiotics sữa chua: Ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi củng cố hệ miễn dịch, giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt – xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.

- Tránh vi khuẩn và vật ký sinh

Tiêu chảy thường do vi khuẩn và vật ký sinh trong thức ăn và nước uống gây ra. Trong đó, tiêu chảy do vật ký sinh thường xuất hiện ở việc uống nước không hợp vệ sinh. Những miếng thịt còn mảng hồng có thể chứa E.coli – vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn, nhất là cho các bé ở giải đoạn đầu ăn dặm. Tương tự, khi nấu món trứng cho con, bạn cũng cần đảm bảo trứng chín thật kỹ, phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn samonella và campylobacter.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ em chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.

- Văcxin phòng bệnh do virus rota: Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé là do virus rota. Loại virus này gây trục trặc ở đường ruột, làm bé mất nước và dễ phải nhập viện do mất nước. Một loại văcxin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.

- Giữ gìn vệ sinh: Nhiễm trùng đường ruột thường do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, không vệ sinh, uống nước nhiễm bẩn, không đun sôi cẩn thận. Vì vậy, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống thật tốt.

Tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng ngừa

Cho trẻ em bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.

Nếu trẻ bú sữa bình, cần rửa sạch bình sữa, núm vú, rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.

Nên có nhà vệ sinh và giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường, nhất là làm bẩn nguồn nước, lây lan bệnh tạo thành dịch.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiêu. Các bà mẹ khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình cũng nên rửa sạch tay.

Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng tác nhân gây bệnh và truyền bệnh. Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi, sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn. Vì thế, không nên cho trẻ em ăn thức ăn đã để nguội lạnh hay nhiễm bẩn.

Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy trẻ cách giữ vệ sinh dạy bé không đưa tay bẩn vào miệng, đưa đồ chơi vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh hoặc được thay tã.

Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước và nên sử dụng nước điện giải, bù mất nước cho trẻ. Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh trẻ bị nôn và đi tiêu nhiều. Nếu trẻ bị nặng như: mắt trũng sâu, môi khô, sức khoẻ yếu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em.

Khi bị tiêu chảy, bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo để dễ tiêu hoá và hấp thụ...

Xử lý tình trạng bạo hành trẻ em

By On 11:56 PM
Hằng ngày, các báo đài vẫn thường đưa tin về việc trẻ em bị thương hoặc tử vong do những trận đòn roi từ gia đình cho đến trường học bởi những người lớn vô tâm, ở nhiều nơi, giáo dục trẻ em bạo lực vẫn là tâm lý chung của nhiều người lớn. Bạo hành trẻ em vẫn luôn là một chủ đề nóng trong dư luận, gây lo lắng cho các bậc làm cha mẹ mỗi khi muốn để con trẻ rời xa vòng tay mình và khám phá thế giới bên ngoài ngôi nhà. Vậy phải bạo hành ở trẻ em, là gì và làm thế giới để có thể ngăn chặn tình trạng này diễn ra với con bạn và những người thân.



Xử lý tình trạng bạo hành trẻ em
Hành động nào được xem là bạo hành trẻ em?
Bạo hành trẻ em là sử dụng lời nói, hoặc bạo lực để ngược đãi về thể xác, tinh thần của trẻ nhỏ, những người chưa phát triển hoàn chỉnh về tinh thần, thể chất và trí tuệ. Lạm dụng tình dục ở trẻ cũng là một dạng bạo hành trẻ em nhỏ.

Bạo hành trẻ em có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu từ nhà ở đến trường học và cả ngoài xã hội, bất kể xuất thân hay tôn cô giáo. Trẻ có thể bị bạo hành bởi bố/mẹ, bố/mẹ kế, các thành viên trong gia đình, người nuôi giữ trẻ, thầy cô giáo, huấn luyện viên hoặc bởi những đứa trẻ khác.

Có bốn trường hợp đươc xem là bạo hành trẻ em gồm:

Bạo hành thể chất

Bạo hành thể chất là gây tổn thương về tinh thần và thể xác của trẻ bằng các đấm đá, lắc mạnh, xô đẩy…, hoặc sử dụng đồ vật như thắt lưng, rồi…để lại những vết bầm hoặc vết cắt trên người trẻ.

Lạm dụng tình dục

Các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đụng chạm vào ngực, mông, vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ, cưỡng ép trẻ tham gia các hoạt động tình dục đều được gọi là lạm dụng tình dục.

Bạo hành bằng lời nói hoặc cảm xúc

Đây là kiểu bạo hành có thể xảy ra mà không cần đụng chạm. Nó có thể là bạo hành bằng lời nói nếu có ai đó la hét suốt mọi lúc, gọi trẻ bằng những cái tên không hay, đe dọa bỏ rơi trẻ hoặc để trẻ cho người khác nhận nuôi, làm trẻ rơi vào tâm trạng hoảng loạn. Việc ba mẹ tức giận với trẻ trong một thời điểm nhất định là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu đó là việc la hét, dùng hình phạt, và đe dọa quá nhiều, thì một đứa trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy tệ về bản thân.

Bỏ rơi trẻ em

Sự bỏ bê xảy ra khi trẻ em sống trong một ngôi nhà mà người lớn không cung cấp cho chúng những điều cơ bản mà tất cả trẻ em đều cần – như thực phẩm, quần áo sạch sẽ, chỗ ngủ…Khi cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê trẻ em, những đứa trẻ có thể không được tắm, không được ngủ dưới tấm chăn ấm áp, hoặc không được kiểm tra sức khỏe hoặc uống thuốc khi trẻ em cần.
Ngăn chặn bạo hành trẻ em bằng cách nào?
Một đứa trẻ khi bị bạo hành thường có xu hướng thu mình lại và không dám nói chuyện với những người xung quanh, một phần là do tâm lý của trẻ đang trong giai đoạn sợ hãi và tổn thương, phần khác là do bị người gây hại đe dọa không cho trẻ nói ra. Do đó, hãy thường xuyên trò chuyện với con bạn về mọi thứ diễn ra xung quanh cuộc sống của bé, tạo sự thoải mái, cởi mở và gần gũi với trẻ em, để bé có được cảm giác an toàn và tin tưởng ở người lớn. Khuyến khích bé kể cuộc sống xung quanh và khi bị ai đó bắt nạt, hãy mạnh dạn nói với người lớn để được giải quyết.

Bạn cần phải nói cho trẻ em hiểu rõ về khái niệm “Đụng chạm đơn thuần và ''Đụng chạm với mục đích xấu”. Một cái ôm từ ba và mẹ, rúc vào lòng bà ngoại để nghe kể chuyện hoặc âu yếm thú cưng là những cái chạm thuần túy, mang ý nghĩa thể hiện sự yêu thương. Nhưng đụng chạm vào phần khác như ngực, mông, vùng kín…được xem là đụng chạm với mục đích xấu. Hãy dạy trẻ nói ngay với người lớn khi rơi vào tình huống này để được giúp đỡ.

Bạn có thể gợi ý cho trẻ cách để thông báo những chuyện đang xảy ra với người lớn, chẳng hạn như:

+Nói chuyện trực tiếp với ba mẹ, thầy cô;
+Gọi điện thoại cho người lớn;
+Viết ra giấy vấn đề bé đang gặp phải.

Hãy luôn làm công tác tư tưởng với trẻ em, khuyến khích bé can đảm nói với người lớn những rắc rối mà bé gặp phải hoặc mỗi khi bé thấy bất an để bạn cùng những người thương yêu bé có thể bảo vệ bé an toàn và ngăn chặn tình trạng bạo hành xảy ra.

Những bữa phụ cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho trẻ em

By On 11:55 PM
Trẻ em nên cần đầy đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh .Để cung cấp năng lượng đầy đủ cho trẻ em mỗi ngày, bố mẹ cần chú ý lượng calories tiêu thụ tùy theo độ tuổi.

Suy nghĩ ăn thật no đúng bữa, bổ sung thật nhiều đạm và tinh bột là chưa phù hợp với trẻ. Tùy theo độ tuổi, bố mẹ cần tính toán lượng calories cần thiết mỗi ngày theo công thức: 1.000 cal + 100 x số tuổi. Trẻ trong độ tuổi đến trường có nhu cầu calories dao động từ 1.300 cal đến 2.100 cal.



Ngoài ba bữa chính là sáng, trưa và tối, mẹ cần cho bé ăn thêm 1-2 bữa phụ tuỳ độ tuổi và số lượng hoạt động thể chất. Những bé mới chớm tuổi đi học cần ăn ít nhất 2 bữa phụ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn có thể dao động từ một đến 2 bữa phụ tùy thể trạng. Đây là kết quả nghiên cứu của Jo Ellen Shield và Mary Mullen đăng trên trang của Academy of Nutrition and Dietetics. ( xem thêm : nồi hơi công nghiệp )

Lý giải về vai trò của bữa phụ, Viện Dinh dưỡng của Hong Kong đánh giá: "Do kích thước dạ dày của bé nhỏ cùng với thói quen vận động thể chất nhiều, năng lượng từ 3 bữa chính không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Bé cần ăn bữa phụ đủ dinh dưỡng để cơ thể hoạt động tốt".

Trái với suy nghĩ của một số bố mẹ rằng bữa phụ không quan trọng và khiến bé ăn ít vào bữa chính sau đó; hay bữa phụ gây ra tình trạng thừa cân hoặc béo phì; thực tế thì bữa phụ đúng giờ và đúng hàm lượng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết, giúp phát triển khoẻ mạnh.

Wednesday, January 11, 2017

Vinpearl Nha Trang hay chọn đảo hòn tằm ?

By On 5:20 AM
Để du lịch Nha trang, bạn chọn Vinpearl hay chỉ đi đảo hòn tằm ? Đảo hòn tằm thì rất nhiều khách trung quốc đến phá game, còn vinpearl thì giá vé đắt, khoảng 300K/người, chưa tính đến phí sử dụng các dịch vụ bên trong ? Nhưng du lịch Nha Trang mà không đi vinpearl thì bạn sẽ đi đâu ?

Thế nào là 1 người đàn ông tốt

By On 5:19 AM
Thế nào là 1 người đàn ông tốt ? Là người vì gia đình có thể từ bỏ tất cả sĩ diện, là người có thể yêu thương vợ con, hay là người biết kiếm tiền siêu việt ?

Thursday, January 5, 2017

Trú mưa đi ăn kem

By On 10:31 PM
Ăn chơi không ngại mưa rơi.




Cầu rồng Đà Nẵng

By On 10:30 PM






Wednesday, January 4, 2017

Hai Tet moi nhat

By On 10:37 PM

Popular